Đăng trong Tô Việt

[ Tô Việt ] Thói quen – Thanh niên thiên [7] – Báo đáp bình sinh vị triển mi

Thói quen

Thanh niên thiên – chương 7: Báo đáp bình sinh vị triển mi

Lăng Việt mặc vào y phục chưởng môn, đi tới Lâm Thiên Các. Hai đệ tử đi qua trước mặt, theo quy củ cúi người ôm quyền chào. Lăng Việt nhàn nhạt gật đầu, tiếp tục đi tới phía trước.

Hai chân Lăng Việt vô thức bước tới Triển Kiếm Đài, thấy tượng đá hình thanh kiếm thật lớn giữa đài, bỗng có nhiều nghĩ ngợi.

Ba năm trước, sư đệ ở ngay nơi này, đã đáp ứng y sẽ trở về.

Bây giờ… kỳ hạn ba năm đã đến.

Giả như sư đệ hôm nay không trở về, y cũng sẽ chờ đợi. Đợi tới chết.

Bắt đầu từ ngày đó sư đệ há sơn, y cũng đã quen chờ, chờ trong tịch mịch.

Ba năm nay, y dù chưa từng thu đệ tử thân truyền, nhưng đối với những đệ tử khác đều giáo thụ tận tâm tận lực, hữu vấn tất đáp, chỉ là, vẫn không ai có thể so sánh với người kia. Hậu bối đệ tử được y đích thân chỉ điểm một hai chiêu đã cảm thấy vạn hạnh, đắc ý đi khoe khoang với đồng bạn suốt hơn mười ngày trời. Bọn họ không biết, đã từng có một người, đạo bào mặc hằng ngày cũng là do chưởng môn thần thông bất khả khinh nhờn này đích thân may vá giặt giũ, đồ ăn cũng là chưởng môn tự tay nấu nướng cho đúng khẩu vị của hắn, ngủ cũng là ở trong lòng chưởng môn, bị thương cũng có chưởng môn đau xót, chép phạt nhờ do chưởng môn gánh giúp, mái tóc do chưởng môn sơ biên… Người còn, chiếm tất cả quan tâm của chưởng môn, người đi, cũng vẫn chiếm một khoảng lớn trong lòng chưởng môn không ai hòng lấp.

Y không thể nào yêu một ai khác bằng hết tâm tình như vậy nữa. Một người đó, chỉ một người đó, đã là vĩnh cửu.

“Chưởng môn sư huynh”

Lăng Việt xoay người, là Phù Cừ.

Ba năm đã qua, Phù Cừ đã trưởng thành nhiều, cả về hình thức lẫn tâm linh. Nàng không còn là cô bé ngày xưa lôi kéo Lăng Việt luôn miệng hỏi “Sao Đồ Tô sư huynh vẫn chưa trở lại?”. Hình như mọi đau buồn giấu nhẹm trong lúc đó, nàng đã hoàn toàn hiểu rõ được.

“Chưởng môn sư huynh.” Phù Cừ hành lễ.

“Phù Cừ sư muội”

Lăng Việt rất bình tĩnh, Phù Cừ ngạc nhiên nhìn y, bỗng nhiên lời nào cũng không thốt được. Hai người bọn họ đều hiểu rõ đối phương, tâm như gương sáng, còn cần gì nhiều lời?

“Chưởng môn sư huynh, khóa sáng sắp bắt đầu rồi, chúng ta cùng nhau đi thôi”

“Được.”

Không biết từ lúc nào, trong Thiên Dung Thành có một luật bất thành văn là không được trước mặt chưởng môn nhắc tới Bách Lý Đồ Tô. Lăng Việt không biết có phải Phù Cừ lén dặn bọn họ hay không, nhưng thực sự là y đã rất lâu không có nghe qua người ngoài nhắc tới cái tên này.

Y như thường lệ tới chỉ điểm khóa sáng, đi Lâm Thiên Các, buổi chiều tới Triển Kiếm Đài nhìn đệ tử luyện kiếm một chút, một ngày chính là vô vị như thế mà kết thúc. Trên đường trở về, Lăng Việt bỗng nghĩ muốn tới Huyền Cổ Cư của Đồ Tô nhìn qua một chút. Y mặc dù vẫn sai người định kỳ quét tước, nhưng bản thân từ năm đó vẫn chưa từng bước vào lần nữa, để tránh phải xúc cảnh thương tình. Ba năm trôi qua, gian phòng này không biết có thay đổi chút gì không…

Lăng Việt nhẹ nhàng đẩy cửa ra, trong phòng đã được thu xếp ngăn nắp sạch sẽ, giá cắm nến không dính một hạt bụi, nói vậy, đệ tử tới quét tước cũng thập phần dụng tâm. Lăng Việt đứng bên giường nhìn ra cửa sổ, nắng chiều từng tia nhè nhẹ chiếu vào phòng, ánh lên trên mặt y, nhưng lại không thấy ấm áp. Không biết đêm cuối cùng sư đệ ngủ ở đây, tâm tình như thế nào. Sư đệ đi ba năm, hồn phách cũng không từng đi vào giấc mộng, bởi vậy y tin tưởng, sư đệ vẫn còn sống ở đâu đó trên thế gian này thôi.

Lăng Việt xuất thần một lúc, mới xoay người đi ra cửa, vô ý đụng qua gì đó, “cạch” một tiếng, như là thứ gì bị đá lăn ra ngoài. Nhìn lại, thì ra là một cái rương gỗ nhỏ đặt cạnh chân giường, bị y không cẩn thận đá lăn ra. Cái rương không có khóa, nên đồ vật ở trong đó lăn phân nửa ra ngoài.

Lăng Việt vội ngồi xuống nhặt lại, đập vào mắt y đầu tiên là tượng đất mà y mua cho Đồ Tô lúc trước, mặc trên mình đệ tử đạo phục màu tím, tóc buộc ngọc quan. Từ sau khi y lên làm chưởng môn, cũng không còn ăn mặc như vậy. Nhưng làm y ngạc nhiên chính là, tượng đất như vậy cũng không phải chỉ có một cái. Bên cạnh còn có một sư đệ mặc Thiên Dung đạo bào, tay đang nắm tay y, đôi mắt cũng nhìn hướng về y, khóe miệng nhẹ cong, trên vai còn có một A Tường.

Lăng Việt thoáng thấy mắt mình cay cay.

Nghĩ chắc là Đồ Tô mang theo tượng đất này há sơn, tìm được người nặn tượng năm đó, sau này trở về giải phong ấn, đã đem ba bức tượng đất đặt trong phòng.

Lăng Việt vội vã nâng tượng đất lên, sợ vô ý làm hỏng mất, liền thấy lộ ra một vòng cột tóc màu tím, là y mua cho hắn lâu rồi, mà chưa từng thấy hắn dùng.

Lăng Việt lục lọi nhìn kỹ, trong đó còn một vài cuốn sách, trang sách đã ố vàng, một mảnh lá đỏ ở An Lục, một con hổ vải may xiên xiên vẹo vẹo, còn có một thanh đoản kiếm bằng gỗ.

Có phải là… những vật dụng trước đây y mua tặng hắn, đều cất ở trong này?

Lăng Việt run run cầm những thứ đó cẩn cẩn dực dực bỏ vào trong rương, mở ra một bản “Giang hồ dị văn lục”, lật một trang ra xem. Y thuở nhỏ chỉ biết học kiếm, chẳng bao giờ xem qua những cuốn sách tạp nham trẻ con này, lúc đó mua, chỉ là nghĩ sư đệ tâm tính thiếu niên, chắc là sẽ thích, chứ y chưa từng lật xem một tờ.

Đạm Thai Lan, Hậu Vô Tâm, Sở Tùy Phong(*),…Lật tới tờ cuối cùng, một trang giấy người ta vốn chừa trắng, đã bị viết lên chi chít chỉ hai chữ: Lăng Việt.

Không phải “Sư huynh”, không có “Đồ Tô”, cũng không có “Sư tôn”, chỉ có “Lăng Việt”.

Lăng Việt từng giúp Đồ Tô chép sách rất nhiều lần, nét chữ của hắn, đốt thành tro y cũng nhận ra. Từng nét từng nét đều chăm chú nắn nót như trẻ con tập viết.

Một trang đó từ trên xuống dưới, một khoảng trống cũng không lưu lại, tràn ngập tất cả đều là hai chữ “Lăng Việt”. Lăng Việt còn chưa đếm tới phân nửa, đã thấy chồng chéo đến không nhìn rõ được. Bỗng thấy tay run đến lợi hại, tựa hồ cuốn sách mỏng này nặng đến nghìn cân.

“Sư huynh.”

Có người gọi y từ phía sau, y nghĩ, nhất định là nghe nhầm rồi.

Y đã đứng đó lâu lắm, cứ nhìn những thứ này lâu lắm, nên nhất định, đây là y sa vào tâm ma thôi.

“Sư huynh.”

Thanh âm như băng tuyết tương kích ngày càng gần, cánh tay ấm áp hữu lực ôm chặt vòng eo y, chiếc cằm nhọn nhọn tựa trên hõm vai, gọi y từng tiếng.

Lăng Việt mở mắt nhìn, vầng sáng dần lóa lên trong ý thức, từ từ lan ra.

———–

Lăng Việt choàng tỉnh, ánh vào mắt y chính là một đôi con ngươi thanh liệt, đang mở to nhìn y.

“Gặp ác mộng sao?” Người đó hỏi.

Thật tốt quá… không phải là mơ.

Hai người đã nói chuyện rất lâu, từ quyết chiến Âu Dương Thiếu Cung cho đến tu bổ hồn phách, nói tới nửa đêm. Sau khi trùng phùng, cuồng hỉ, lo lắng, xót xa, cảm xúc như thủy triều dâng cao, mệt mỏi rã rời, chắc là ba năm qua, không… Đại khái là suốt mười năm qua đây là lần đầu tiên triệt để cảm thấy bình yên nhất, mọi áp lực thương tâm toàn bộ đều dỡ xuống, nhất thời tâm tình thả lỏng, ngủ quên đi mất.

Tuy rằng ban đêm ánh sáng lờ mờ, nhưng đôi mắt ưng của sư đệ sáng rõ.

“Sư đệ. . . Sao còn chưa ngủ?”

“Nhìn sư huynh thêm một chút.”, Lăng Việt mặt mày càng kiên nghị hơn so với trước đây, giống như suốt ba năm nay chưa từng được thật sự vui vẻ.

“. . . Sao lại nói lời ấy? Bộ sau này không được nhìn nữa hay sao?”

Đồ Tô vươn tay cầm tay y, trấn an nói: “Sư huynh yên tâm, Đồ Tô đời này ở bên cạnh sư huynh, không đi đâu cả.”

“Vậy. . . Vì sao. . .”

Khuôn mặt tuấn tú của sư đệ ngày càng gần, y nhắm mắt lại, chỉ cảm thấy một nụ hôn mềm nhẹ như xuân phong hạ xuống trán, hoảng hốt vừa rồi chầm chậm tan đi.

“Ước hẹn ba năm, ta đã không phụ, sư huynh bây giờ có thể tin ta, những lời đã hứa với huynh, định thủ suốt đời.”

“. . .”

Trước đây sư đệ gặp ác mộng, y khẽ hôn mi tâm hắn, hiện tại…cũng đảo ngược nhiều rồi… Lăng Việt nhắm mắt lại, lần thứ hai ngủ, trong ý thức mơ hồ, y nghe được người bên cạnh chậm rãi thì thầm

“Duy tương chung dạ trường khai nhãn
Báo đáp bình sinh vị triển mi.”


Hoàn chính văn

(*) Những cái tên đó đều là tên của các đại hiệp trên Hiệp Nghĩa Bảng, nói chung là nhân vật có tiếng trên giang hồ.

“Duy tương chung dạ trường khai nhãn
Báo đáp bình sinh vị triển mi.”

Hai câu này trích từ bài thơ Khiển bi hoài kỳ 3 của Nguyên Chẩn

Nhàn toạ bi quân diệc tự bi,
Bách niên đô thị kỷ đa thì.
Đặng Du vô tử tầm tri mệnh,
Phan Nhạc điệu vong do phí từ.
Đồng huyệt yểu minh hà sở vọng,
Tha sinh duyên hội cánh nan kỳ.
Duy tương chung dạ thường khai nhãn,
Báo đáp bình sinh vị triển mi.

Dịch nghĩa:

Giải nỗi sầu nhớ 3

Lúc rỗi ngồi thương người lại thấy tự thương,
Trăm năm cũng chẳng là mấy chốc.
Đặng Du mất con mới hiểu thiên mệnh,
Phan Nhạc làm thơ địêu vong (khóc vợ) cũng chỉ là lời suông.
Chết đồng huyệt thì còn có gì mà hy vọng,
Kiếp sau gặp lại càng khó được nên duyên.
Chỉ còn có thể chong mắt cả đêm dài
Để báo đáp người lúc còn sống chưa từng được một lần vui tươi.

Dịch thơ:

Ngồi không, thương vợ lại thương mình,
Một kiếp trăm năm chút đỉnh đinh.
Bắc Đặng không con yên mệnh số,
Chàng Phan khóc vợ phí thơ tình.
Đợi chờ đâu biết thân đồng huyệt,
Hò hẹn khôn luờng kiếp tái sinh!
Luống những thâu đêm thao thức mãi,
Xót nàng chưa được hưởng thân vinh!
—————– Đường thi tuyển dịch, NXB Thuận Hoá, 1997

Rỗi ngồi xót vợ lại thương ta,
Dài cả trăm năm cũng thoáng qua.
Bắc Đặng không con yên số phận,
Phan An khóc vợ uổng lời ca.
U minh chung huyệt, mong gì nữa,
Kiếp tới cùng nhau, chẳng đặng là.
Những lúc thâu đêm không chợp mắt,
Sinh thời chẳng được chút vinh hoa.
——–Bản dịch của mailang@thivien.net

Có bản dịch là “Nhớ em chỉ biết đêm đêm ngóng. Báo đáp tình em mắt lệ vương”, nhưng Tani thấy cái này không sát cho lắm.

Nguyên Chẩn 元稹 (779-831) tên chữ là Vi Chi 微之, người Lạc Dương, Hà Nam, gia đình quan lại, làm Thượng thư Tả thừa. Vợ ông là Vi Tùng, quý nữ của Vi Hạ Khanh, cũng làm quan lại. Lúc mười tám tuổi gả cho Nguyên Chẩn, nhưng Nguyên Chẩn lúc này chưa có công danh, dù gia đình làm quan nhưng không tính là giàu có. Sau khi kết hôn cuộc sống càng khó khăn, nhưng nàng không có nửa câu oán thán. Vi Tùng chịu khổ cùng chồng thuở hàn vi, nhưng lại không sống tới lúc hưởng vinh hoa phú quý. Nàng bị bệnh qua đời lúc 27 tuổi, Nguyên Chẩn chỉ mới giữ một chức quan nhỏ. Năm năm sau Nguyên Chẩn làm Tể Tướng. Ngày giỗ vợ ông làm bài thơ Khiển bi hoài này gồm ba kỳ, hai câu trong truyện là hai câu cuối trong kỳ thứ ba.

Nguồn: Baidu Baike + thivien.net
Dịch: Vitani


Tự nhiên thấy thương bà vợ của Nguyên Chẩn ghê 😥

À, thật ra là vẫn chưa hết, còn một phiên ngoại còn một phiên ngoại xD

Tác giả:

KidShin Fanfiction Blog https://midnightchildren.wordpress.com/

Một suy nghĩ 13 thoughts on “[ Tô Việt ] Thói quen – Thanh niên thiên [7] – Báo đáp bình sinh vị triển mi

  1. Hẫn! Kết đột ngột zạ !? Làm ta cảm thấy có phần quá nhanh nha ~ Cũng quá vôi vàng đi !!! Khiến cảm xúc bị đứt đoạn , không biết com ji cho phải !!!!

    Thôi thì chờ phiên ngoại kẹo ngọt của nàng ~

    Thích

        1. trong các reader thường xuyên theo dõi nhất thì chỉ có khoảng 2 3 bạn Việt Tô đảng, nhưng họ cũng là reader của mình nên Tani thi thoảng vẫn làm Việt Tô. dự án tiếp là Lưu Diễm Phi Hỏa, Việt Tô đó nha

          Thích

  2. Chương đầu tiên từ khi thằng pé Tô nhổ giò mà em ko thấy ghét nó nha. Thật sự chương này còn muốn thấy bạn Tình Tuyết bị phũ cho một hồi trước a~ Chắc tại chương trước bạn ý phũ Lăng Việt quá (thù dai trá hình)

    Thích

  3. Vừa đọc vừa lau mồ hôi hột nàng ơi,vì nhanh quá nên chỉ sợ đoạn kết mà tỉnh mộng chỉ là giấc mơ, hay kiểu ảo ảnh của quá khứ thì ta chỉ có nước đập đầu vào gối đi theo Đồ Tô. Tuy vậy HE nên rất hạnh phúc, Lăng Việt của ta đã bị ngược lên ngược xuống vật vã lắm rồi, chỉ cần chàng hạnh phúc là ta thấy rất mãn nguyện.

    Thích

Đọc fic bất comt phi quân tử nha mấy bạn~~ (^^ゞ